Knowledge

QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY DƯA LEO 

20/05/2021 Hannah 1 Comment
QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY DƯA LEO 

QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY DƯA LEO 

 

BỌ PHẤN

Đặc điểm nhận dạng: Bọ phấn là loại côn trùng có kích thước nhỏ, màu trắng, thành trùng có cánh thường di chuyển bằng cách bay từ cây này sang cây khác. Trứng có màu trắng trong thường được đẻ dưới tán lá.

Nơi trú ẩn: Bọ phấn thường sống dưới tán lá cây, chích hút và gây hại.

     Cách gây hại: Bọ phấn là loại côn trùng chích hút, thường hút nhựa cây để sống và là môi giới truyền bệnh virus.

Biện pháp quản lý

+ Dùng bẫy màu vàng để theo dõi mật số côn trùng, nếu mật số quá cao có thể dùng thuốc hóa học để quản lý với liều lượng thích hợp và đảm bảo thời gian cách ly.

+ Một số loại thuốc có hiệu quả: Closer, Benivia…

 

BỌ TRĨ

Đặc điểm nhận dạng: thành trùng của bọ trĩ thường có màu vàng đến đen, ấu trùng thường có màu trắng hoặc vàng nhạt. Cả thành trùng và ấu trùng đều có kích thước rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Con trưởng thành dài 1 - 2 mm.

     Cách gây hại: Chúng thường xuất hiện ở đỉnh sinh trưng, bộ phận non của câychích hút nhựa cây để sống, làm cho đỉnh sinh trưởng bị còi cọc, kém phát triển. Đối với dưa leo, bọ trĩ thường dễ tìm thấy nhất ở hoa, tấn công trái non, gây ra những dị tật khi trái lớn, làm giảm phẩm chất. Đồng thời bọ trĩ cũng là tác nhân truyền virus.

Biện pháp quản lý:

+ Dùng bẫy để theo dõi mật số côn trùng, nếu mật số quá cao có thể dùng thuốc hóa học để quản lý với liều lượng thích hợp, và đảm bảo thời gian cách ly.

+ Một số loại thuốc có hiệu quả: Radiant, Minecto Star…

 

NHỆN ĐỎ

Đặc điểm nhận dạng: Cơ thể rất nhỏ (khoảng dưới 1 mm), hình bầu dục và có 8 chân. Con non có màu xanh hoặc vàng nhạt, khi lớn chuyển sang màu cam và đỏ đậm. Tập trung ở mặt dưới lá. 

Cách gây hại: Con non và con trưởng thành sống ở mặt dưới lá, cắn biểu bì và chích hút mô dịch lá cây làm lá mất màu xanh, mặt trên vàng loang lỗ, mặt dưới có những vết trắng như bụi. Khi gây hại nặng, lá bị phồng rộp, thô cứng sau đó khô lại. Khi mật số nhện cao, sẽ tấn công làm cành non khô và chết.

Biện pháp quản lý:

+ Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý hiệu quả.

+ Một số loại thuốc hiệu quả: Gasrice, Wotac…

 

PHẤN TRẮNG

Biểu hiện: Triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ màu xanh hoặc vàng nhạt trên lá, bệnh nặng có thể lan cả lên thân. Bề mặt lá bao phủ một lớp nấm trắng xám, sau đó bao phủ hết cả phiến lá. 

Cách quản lý:

+ Tỉa bỏ các lá nhiễm bệnh quá già ở dưới gốc.

+ Sử dụng Baking Soda với liều lượng 1g/lít, phun ướt đều mặt trên và dưới lá.

+ Một số loại thuốc có hiệu quả: Revus Opti…

 

LỞ CỔ RỄ

Biểu hiện: Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Đối với cây lớn, bệnh xâm nhiễm phần gốc thân gần rễ, mô vỏ có màu nâu, dễ bị lõm vào, khi bệnh nặng sẽ dễ dàng nhìn thấy lớp nấm trắng phủ bên trên phần bị bệnh, gốc thân cây bệnh sẽ yếu và dễ bị gãy.

Cách quản lý:

+ Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.

+ Sử dụng thuốc Ridomil Gold hoặc Champion pha đặc và quét vào gốc thân cây bị bệnh.

Lưu ý: Quy trình chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào điều kiện canh tác thực tế mà điều chỉnh cho phù hợp.

Một số hình ảnh vườn dưa leo tại Trung tâm thực nghiệm nông nghiệp Ficoco tại Đà Lạt 

Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.

Ficoco - Chuyên gia giá thể cây trồng - giải pháp giá thể trồng cây phù hợp.

Liên hệ 0949827155 để được tư vấn sản phẩm!

Comment

COMMENT:

binh-luan

Urgewly - 19/05/2022 lúc 12:12 -

https://newfasttadalafil.com/ - Cialis cialis boite de 16 cialis 5 mg best price usa Gtfpba Keflex And Side Effects Buy Cialis Through Paypal Hozvkj https://newfasttadalafil.com/ - Cialis

WRITE YOUR COMMENT:

popup

Amount:

Total amount: